Cá mập thường bị coi là “hung thần biển cả” – loài sinh vật dữ tợn, to lớn, khát máu khiến con người sợ hãi. Nhưng thế giới cá mập không chỉ có những con cá mập trắng ăn thịt người như trong bộ phim kinh điển Hàm Cá Mập đâu nhé, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 31 sự thật thú vị về cá mập nào.
- 1. Có hơn 500 loài cá mập
- 2. Cá mập xì gà dài khoảng 56cm
- 3. Cuốn tiểu thuyết Hàm Cá Mập
- 4. Peter Benchley trở thành nhà bảo tồn cá mập
- 5. Cá mập rất hiếm tấn công người
- 6. Cá mập đã xuất hiện từ rất lâu
- 7. Một số loài cá mập có thể sống lâu đến khó tin
- 8. Thịt cá mập Greenland là món ăn ở Iceland
- 9. Cá mập trắng thích ăn hải cẩu và sư tử biển hơn con người
- 10. Cá mập trắng có tốc độ rất nhanh
- 11. Nhiều nhà nghiên cứu về cá mập cho rằng giả thuyết “cá mập trắng khổng lồ tấn công con người vì chúng tưởng chúng ta là hải cẩu” là chuyện hoang đường
- 12. Cá mập trắng khổng lồ không sống trong môi trường nuôi nhốt
- 13. Cá mập hổ và cá mập hổ cát không giống nhau
- 14. Cá mập hổ cái đẻ rất nhiều con
- 15. Không có gì lạ khi một con cá mập cái sinh con ở chính nơi nó được sinh ra.
- 16. Cá mập mako cái tránh xa cá mập mako đực
1. Có hơn 500 loài cá mập
Chúng có kích thước từ hơn 20cm đến hơn 12m.
2. Cá mập xì gà dài khoảng 56cm
Cá mập xì gà sử dụng phần miệng giống như chiếc cốc hút của mình để bám vào con mồi. Khi đã bám chắc, nó xoay cơ thể và dùng hàng răng cưa dưới cùng để lấy ra một miếng thịt hình nón. Thông thường cá mập xì gà ăn các sinh vật biển lớn hơn chúng rất nhiều, nhưng chúng cũng tấn công cả con người và thậm chí là tàu ngầm nữa.
3. Cuốn tiểu thuyết Hàm Cá Mập
Cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1974 của Peter Benchley được lấy cảm hứng từ câu chuyệnmột ngư dân đã bắt được một con quái vật nặng tới hơn Montauk vào năm 1964. Lúc đầu tác giả của cuốn sách đã phân vân giữa những cái tên như Sự Tĩnh Lặng Trong Nước, Sự Im Lặng Của Vực Sâu, Leviathan Trỗi Dậy và Hàm Chết.
4. Peter Benchley trở thành nhà bảo tồn cá mập
Anh ấy đã sử dụng cây bút của mình để giải quyết những quan niệm sai lầm về cá mập. Năm 2006, anh khẳng định rằng cá mập không phải loài vật độc ác căm ghét và chuyên săn mồi là loài người. Sự thật thú vị là Benchley đã đóng vai khách mời trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của ông vào năm 1975 của Steven Spielberg trong vai một phóng viên tin tức.
5. Cá mập rất hiếm tấn công người
Năm 2018, chỉ có 66 cuộc tấn công con người của cá mập mà không có lí do được xác nhận. Vào năm 2022, có 57 vụ việc như vậy, 5 trong số đó gây tử vong (giảm sâu từ 9 vụ vào năm 2021 và 10 vụ vào năm 2020).
Ở Mỹ, nguy cơ tử vong do bị cá mập tấn công là 1 trên 3.748.067. Nguy cơ tử vong vì pháo hoa, tai nạn tàu hỏa hoặc vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh còn cao hơn khả năng bị cá mập giết chết. Tỉ lệ tử vong trên toàn thế giới thậm chí còn thấp hơn nữa.
6. Cá mập đã xuất hiện từ rất lâu
Nhờ những chiếc răng hóa thạch của chúng mà chúng ta xác định được rằng chúng đã có mặt trên các đại dương từ ít nhất 400 triệu năm trước.
7. Một số loài cá mập có thể sống lâu đến khó tin
Các nhà nghiên cứu vào năm 2016 đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ trên mắt của 28 con cá mập Greenland và xác định rằng một con cá mập cái đã sống tới 400 năm.
8. Thịt cá mập Greenland là món ăn ở Iceland
Thịt cá mập rất độc khi còn tươi, vì vậy người dân Iceland đã lên men thịt chúng bằng cách chôn xác cá mập trong cát từ 6 đến 12 tuần, sau đó cắt nhỏ và treo khô. Thành phẩm có mùi amoniac nồng nặc và nhiều người mô tả loại thức ăn truyền thống này là “thứ có mùi vị tệ nhất, ghê tởm nhất và khủng khiếp nhất” mà họ từng ăn.
9. Cá mập trắng thích ăn hải cẩu và sư tử biển hơn con người
Theo nghiên cứu, những con cá mập trắng khổng lồ có tỷ lệ đi săn thành công từ 40% đến 55%.
10. Cá mập trắng có tốc độ rất nhanh
Loài động vật ăn thịt này có thể bơi với tốc độ lên tới hơn 56km/h (tuy chúng không thể bơi như vậy liên tục trong một thời gian dài).
11. Nhiều nhà nghiên cứu về cá mập cho rằng giả thuyết “cá mập trắng khổng lồ tấn công con người vì chúng tưởng chúng ta là hải cẩu” là chuyện hoang đường
Các cuộc tấn công của cá mập trắng lớn vào con người ít hung ác hơn nhiều so với cách cá mập tấn công hải cẩu và sư tử biển. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng trong 76% các vụ tấn công người lướt sóng, lực tấn công của cá mập sẽ không khiến nạn nhân bị choáng. Trong hầu hết các trường hợp, có lẽ chúng chỉ tò mò với “sinh vật có chân” kì lạ này mà thôi, đương nhiên là với sức mạnh của chúng thì khả năng gây chết người vẫn sẽ xảy ra.
Một chuyên gia về cá mập đã nói với kênh Discovery rằng nếu nhìn thấy một con cá mập, điều tốt nhất bạn có thể làm là giữ bình tĩnh và cố gắng bơi trở lại nơi an toàn một cách thật chậm rãi.
12. Cá mập trắng khổng lồ không sống trong môi trường nuôi nhốt
Kể từ những năm 1970, các nhân viên làm việc tại thủy cung đã cố gắng nuôi nhốt cá mập trắng, nhưng chỉ khoảng một tuần sống trong môi trường nhân tạo là chúng sẽ bị ốm và chết ngay sau đó. Khi ở trong chuồng, cá mập không thể bơi với tốc độ cao hoặc khoảng cách dài mà chúng quen thuộc, vì vậy chúng thường va vào kính, bị thương hoặc ngừng bơi và chết.
Những con cá mập nhỏ hơn có khả năng sống sót tốt hơn cá mập đã trưởng thành, tuy nhiên kỉ lục về việc giữ được cá mập trắng khổng lồ trong bể nhân tạo chỉ kéo dài khoảng 198 ngày.
13. Cá mập hổ và cá mập hổ cát không giống nhau
Một loài cá mập khác mà bạn sẽ khó thấy được trong điều kiện nuôi nhốt ngày nay là cá mập hổ. Đừng nhầm chúng với cá mập hổ cát, đây là một loài hoàn toàn khác đã xuất hiện trong các bể nuôi cá trên khắp thế giới.
14. Cá mập hổ cái đẻ rất nhiều con
Sau 13 đến 16 tháng mang thai, một con cá mập hổ cái có thể sinh từ 10 đến 82 con cá mập con, số lượng trung bình là khoảng 30.
15. Không có gì lạ khi một con cá mập cái sinh con ở chính nơi nó được sinh ra.
Một nghiên cứu bắt đầu vào năm 1995 và kết thúc vào năm 2012 đã cho thấy đây là thói quen của loài cá mập chanh ở Bahamas.
16. Cá mập mako cái tránh xa cá mập mako đực
Trong nghiên cứu kéo dài 4 tháng, một nhóm các nhà sinh vật học đã theo dõi 264 con cá mập mako đực và 132 con cái ở khu vực Đảo Phục Sinh. Họ phát hiện ra rằng có sự phân chia rõ ràng giữa nơi cư trú của cá đực và cá cái.
Lí do của việc này có thể liên quan đến việc con đực thường cắn bạn tình của chúng nên con cái sẽ cố gắng tránh xa con đực. Sự thật thú vị là cắn cũng là một phần trong quá trình giao phối của cá mập vì những con đực phải bám vào một thứ gì đó mới có thể “làm việc” được.
Bạn có thể đọc thêm:
Mình rất mong muốn biết ý kiến của các bạn về bài viết này.